Bàn về căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự do “Đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”
- Thứ hai - 02/03/2020 13:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bài viết dưới đây phân tích một số điểm không thống nhất trong áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề đương sự (có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì một lý do nào đó như: Chữa bệnh, đương sự đi nước ngoài công tác, đang gặp sự cố bất khả kháng không thể có mặt tại phiên tòa mà không thể ủy quyền cho ai hoặc đương sự cần có thời gian thu thập thêm chứng cứ giao nộp cho Tòa án… thì Tòa án có chấp nhận hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp:
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định “Quyền, nghĩa vụ của đương sự”:
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. ……………
18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.
…………
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quan điểm khác nhau về việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì một lý do nào đó được xem là hợp lý thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không. Vấn đề này trong thực tiễn có Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, có Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này cho thấy sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các Tòa án hiện nay.
Ví dụ trường hợp ông Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn B trả lại diện tích đất mà trước đây cha của ông A (là ông C) cho ông B ở nhờ là 200m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện do ông Nguyễn Văn A đứng tên. Quá trình giải quyết vụ án, ông B cho rằng phần đất ông đang ở là do ông C cho ông, khi cho có người chứng kiến, đất này ông canh tác ổn định lâu dài gần 20 năm. Việc ông A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất tranh chấp thì ông B không hay biết. Vì vậy, ông không đồng ý trả lại đất cho ông A. Khi gần hết thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, ông B nộp đơn cho Tòa án đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông B đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Y (ông B có nộp kèm giấy nhập viện tại Bệnh viện Y; nguồn gốc đất ngoài ông B thì không ai trong nhà biết rõ nên ông không ủy quyền cho ai được).
Vấn đề này có hai ý kiến giải quyết khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của ông B. Vì yêu cầu của ông B không phải là một trong các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015.
Ý kiến thứ hai cho rằng, tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015 có quy định quyền của đương sự là “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này”. Vì vậy, Tòa án căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015: “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là có cơ sở.
Trước đây, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng có quy định căn cứ Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án tương tự như quy định của BLTTDS năm 2015. Đó là: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” tại khoản 6 Điều 189 BLTTDS năm 2004. Theo khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đối với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Theo ý kiến của người viết, việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể xem là một căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 nếu lý do yêu cầu của họ là chính đáng. Bởi vì đây là một trong những quyền của đương sự nói chung được quy định rất rõ tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đương sự nào đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được Tòa án chấp nhận. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự phải nêu rõ lý do; đồng thời, đương sự phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các lý do mà đương sự đưa ra là có căn cứ và chính đáng. Khi đó, Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự. Bởi trên thực tế, có trường hợp Tòa án ra quyết đưa vụ án ra xét xử thì nguyên đơn bệnh nặng phải nhập viện điều trị một thời gian dài hoặc không thể trực tiếp đến dự phiên tòa được cũng không thể ủy quyền cho ai được. Tòa án cũng không thể hoãn phiên tòa mãi để chờ nguyên đơn có mặt hoặc nếu nguyên đơn không đến sau nhiều lần Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn.
Tóm lại, vấn đề “đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án” có được coi là căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất chung trong áp dụng pháp luật, tạo cơ sở để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát theo đúng quy định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp:
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định “Quyền, nghĩa vụ của đương sự”:
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. ……………
18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.
…………
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quan điểm khác nhau về việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì một lý do nào đó được xem là hợp lý thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không. Vấn đề này trong thực tiễn có Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, có Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này cho thấy sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các Tòa án hiện nay.
Ví dụ trường hợp ông Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn B trả lại diện tích đất mà trước đây cha của ông A (là ông C) cho ông B ở nhờ là 200m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện do ông Nguyễn Văn A đứng tên. Quá trình giải quyết vụ án, ông B cho rằng phần đất ông đang ở là do ông C cho ông, khi cho có người chứng kiến, đất này ông canh tác ổn định lâu dài gần 20 năm. Việc ông A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất tranh chấp thì ông B không hay biết. Vì vậy, ông không đồng ý trả lại đất cho ông A. Khi gần hết thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, ông B nộp đơn cho Tòa án đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông B đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Y (ông B có nộp kèm giấy nhập viện tại Bệnh viện Y; nguồn gốc đất ngoài ông B thì không ai trong nhà biết rõ nên ông không ủy quyền cho ai được).
Vấn đề này có hai ý kiến giải quyết khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của ông B. Vì yêu cầu của ông B không phải là một trong các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015.
Ý kiến thứ hai cho rằng, tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015 có quy định quyền của đương sự là “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này”. Vì vậy, Tòa án căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015: “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là có cơ sở.
Trước đây, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng có quy định căn cứ Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án tương tự như quy định của BLTTDS năm 2015. Đó là: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” tại khoản 6 Điều 189 BLTTDS năm 2004. Theo khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đối với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Theo ý kiến của người viết, việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể xem là một căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 nếu lý do yêu cầu của họ là chính đáng. Bởi vì đây là một trong những quyền của đương sự nói chung được quy định rất rõ tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đương sự nào đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được Tòa án chấp nhận. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự phải nêu rõ lý do; đồng thời, đương sự phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các lý do mà đương sự đưa ra là có căn cứ và chính đáng. Khi đó, Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự. Bởi trên thực tế, có trường hợp Tòa án ra quyết đưa vụ án ra xét xử thì nguyên đơn bệnh nặng phải nhập viện điều trị một thời gian dài hoặc không thể trực tiếp đến dự phiên tòa được cũng không thể ủy quyền cho ai được. Tòa án cũng không thể hoãn phiên tòa mãi để chờ nguyên đơn có mặt hoặc nếu nguyên đơn không đến sau nhiều lần Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn.
Tóm lại, vấn đề “đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án” có được coi là căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất chung trong áp dụng pháp luật, tạo cơ sở để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát theo đúng quy định.