Tích cực thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngủ cán bộ kiểm sát viên

Vướng mắc trong việc áp dụng khái niệm “người già yếu”, “người quá già yếu” trong BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Thứ hai - 24/01/2022 03:52
          Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) đã thể hiện được tính ưu việt so với các Bộ luật hình sự trước đây, trong đó có nhiều nội dung đã được “lượng” hóa một cách chi tiết, điển hình như cụm từ “người chưa thành niên phạm tội” tại chương X; “người phạm tội là người già” quy định tại điểm m, khoản 1 Điều 46; “phạm tội nhiều lần” tại điểm g khoản 1 Điều 48 của BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS 1999) đã được thay thế lần lượt bằng cụm từ “người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại Chương XII; “người phạm tội là người từ đủ 70 tuổi trở lên” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 ; “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS.
          Tuy nhiên, hiện nay BLHS vẫn còn giữ nguyên cụm từ “người già yếu” là tình tiết định khung của một số tội phạm như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hành hạ người khác (Điều 140), Tội cướp tài sản (Điều 168),… Tại Điều 64 BLHS thì cụm từ “quá già yếu” vẫn được kế thừa của Điều 59 “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt” BLHS 1999.
          Hiện nay, khái niệm “Người cao tuổi” được quy định Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009 “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Tại Tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ““Người già”  được xác định là người từ 70 tuổi trở lên”, tại điểm a tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ““Người quá già yếu”  là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”. Thế nhưng, xác định thế nào là thường xuyên đau ốm thì vẫn là cụm từ chưa được giải thích rõ. Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TANDTC ngày 08/10/2021 của Tòa án nhân dân tối cao thì Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hết hiệu lực thi hành. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, nội hàm khái niệm “người già yếu”, “quá già yếu” vẫn còn bỏ ngõ.
          Với bất cập về quy định “người già yếu”, “người quá già yếu” người viết mong rằng cấp có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể trên cơ sở khoa học y khoa, đảm bảo tính pháp lý khi giải quyết vụ việc, đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật ở các địa phương.

Nguồn tin: Kim Chúc, Kiểm sát viên VKSND thị xã Long Mỹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

69/TB-VKS-P15

Thông báo tuyển dụng công chức năm 2023

Lượt xem:90 | lượt tải:27

21/BVSTBPN

Công văn về việc tổ chức "Tuần lễ Áo dài"

Lượt xem:120 | lượt tải:15

460/BC-VKS

Báo cáo về tình hình thực hiện công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang

Lượt xem:176 | lượt tải:17

398/TB-HĐSK

Thông báo kết quả xét đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm 2022 (đợt 2)

Lượt xem:337 | lượt tải:61

186/QĐ-VKS-VP

Quyết định về việc công bố công khai điều chỉnh chi ngân sách nhà nước năm 2022

Lượt xem:174 | lượt tải:37
PHẦN MỀM LIÊN KẾT
THÔNG TIN TRUY CẬP
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,040
  • Tháng hiện tại9,655
  • Tổng lượt truy cập5,912,162

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây