Tích cực thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngủ cán bộ kiểm sát viên

Biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự có phải là chứng cứ không?

Thứ sáu - 11/06/2021 13:42
          Biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự có phải là chứng cứ hay không? Nếu xem biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự là chứng cứ, Kiểm sát viên cần phải chú ý nội dung gì khi kiểm sát?
          1. Cơ sở lý luận của biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự
          Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
           Dựa trên khái niệm này, chứng cứ có các đặc điểm sau: Chứng cứ là có thật, bảo đảm tính khách quan; Chứng cứ có tính hợp pháp; Chứng cứ phải liên quan đến vụ án. Như vậy, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì sẽ không được xem là chứng cứ.
          Khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, liệt kê các nguồn chứng cứ gồm: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. Trong đó, biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ.
          Đến đây ta rút ra được kết luận thứ nhất như sau: Biên bản trong hoạt động xét xử là một trong các nguồn của chứng cứ, nếu nguồn từ biên bản trong hoạt động xét xử này có thật, bảo đảm tính khách quan, tính hợp pháp và liên quan đến vụ án thì sẽ trở thành chứng cứ. Để hiểu rõ hơn chúng ta phải “giải mã từng ẩn số” trong kết luận này để tìm đáp án.
  
41
 Ảnh minh họa
          Thứ nhất, biên bản xét xử phiên tòa vụ án hình sự là biên bản trong hoạt động xét xử?  Chắc chắn rồi, đây là nhận định hoàn toàn có cơ sở vì tại điều 258 BLTTHS năm 2015 quy định rõ như thế; hơn nữa là theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành kèm theo mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm (Mẫu số 22-HS).
           Thứ hai, biên bản xét xử phiên tòa vụ án hình sự có thật không? Tại khoản 1, khoản 3 Điều 258 quy định rõ biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Như vậy sự kiện pháp lý được ghi chép đầy đủ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm, mọi diễn biến, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, được chủ tọa phiên tòa kiểm tra và cùng với thư ký Tòa án ký vào ngay sau khi kết thúc thì phải có thật.
          Thứ ba, biên bản xét xử phiên tòa vụ án hình sự có bảo đảm tính khách quan, tính hợp pháp? Điều 47 BLTTHS năm 2015 quy định thư ký tòa án có nhiệm vụ ghi biên bản phiên tòa, do đó thư ký sẽ ghi chép các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa vào biên bản theo quy định. Sau khi chủ tọa phiên tòa và thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Như vậy, tính khách quan và tính hợp pháp của biên bản xét xử vụ án hình sự đã được bảo đảm.
          Thứ tư đó là tính liên quan đến vụ án?  Biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những văn bản pháp lý quan trọng thể hiện toàn bộ diễn biến phiên tòa theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Đây cũng là sự kiện rõ ràng mà mọi người tham gia phiên tòa đều biết và được Toà án thừa nhận nên đương nhiên sẽ liên quan đến vụ án.
          Đến đây ta có kết luận thứ hai rằng là: Biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự là chứng cứ khi được thư ký phiên tòa ghi chép đúng quy định Bộ luật TTHS.
          Từ những phân tích như trên có thể thấy rằng trách nhiệm kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự là rất quan trọng vì nó không chỉ phản ánh chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát các vụ án hình sự, làm cơ sở để phát hiện vi phạm, thiếu xót trong hoạt động xét xử mà còn là chứng cứ quan trọng chứng minh tội phạm khi vụ án xét xử lên cấp phúc thẩm, tái thẩm và các vụ án khác mà bị cáo phạm nhiều tội.
          2. Nội dung kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự
          Để thực hiện thống nhất, hiệu quả công tác kiểm sát biên bản phiên tòa các vụ án hình sự, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Kiếm sát viên cần thực hiện đúng theo Hướng dẫn số 23/HD-VKSTC ngày 22/4/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
          2.1. Kiểm sát hình thức của biên bản xét xử vụ án hình sự
          Kiểm sát viên kiểm sát căn cứ vào thực tế thời gian, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến của phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, để xác định hình thức, bố cục biên bản phiên tòa có phản ánh đúng trình tự các thủ tục của phiên tòa và có được ghi theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 258 BLTTHS không; xác định biên bản phiên tòa có được lập đúng thể thức văn bản tố tụng và quy định của pháp luật về xác lập biên bản phiên tòa.
          2.2. Kiểm sát nội dung biên bản phiên tòa
          Về phần nội dung biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên chú ý kiểm sát chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng, thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa.
          2.3. Lập phiếu kiểm sát
          Sau khi Kiểm sát viên kiểm sát hình thức và nội dung biên bản phiên tòa thì lập phiếu kiểm sát theo từng tiêu chí, ghi rõ ý kiến đề xuất xử lý cho Lãnh đạo Viện.

          Tài liệu tham khảo:

          - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

          - Hướng dẫn số 23/HD-VKSTC ngày 22/4/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nguồn tin: Thanh Khoa – KTV VKSND huyện Long Mỹ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

19/LLV

Lịch làm việc VKSND tỉnh Hậu Giang từ ngày 15/4/2024 đến ngày 19/4/2024

Lượt xem:298 | lượt tải:4

18/LLV

Lịch làm việc VKSND tỉnh Hậu Giang từ ngày 08/4/2024 đến ngày 12/4/2024

Lượt xem:434 | lượt tải:11

51-KH/ĐU

Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Lượt xem:24 | lượt tải:11

17/LLV

Lịch làm việc VKSND tỉnh Hậu Giang từ ngày 01/4/2024 đến ngày 05/4/2024

Lượt xem:459 | lượt tải:22

37/TB-HĐTT

Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi; thời gian và địa điểm tổ chức thi tuyển công chức VKSND tỉnh Hậu Giang

Lượt xem:208 | lượt tải:55
PHẦN MỀM LIÊN KẾT
THÔNG TIN TRUY CẬP
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại78,965
  • Tổng lượt truy cập7,548,975

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây